Ô tô 'nội' tiếp tục được xem xét giảm phí trước bạ, có vực nổi sức mua?
Chuyên gia Lê Thị Xuân Lan cho biết: Hiện tại các tỉnh ĐBSCL đang đối mặt với đợt triều cường đầu tháng 3 âm lịch (từ thứ hai đến thứ năm tuần này). Đây là một đợt mặn xâm nhập sâu với cường độ khá mạnh. Tiếp theo sẽ còn một đợt triều cường rằm tháng 3 âm lịch. Đợt này, do tình trạng nắng nóng kéo dài, thiếu nước nên mặn còn xâm nhập sâu và mạnh hơn; có thể là đợt mặn xâm nhập cao nhất trong năm nay. Nắng nóng, xâm nhập mặn sâu làm cho tình trạng khô hạn, thiếu nước càng gay gắt hơn từ nay đến đầu tháng 5. Đối với miền Trung, mùa nắng nóng chỉ mới bắt đầu và sẽ kéo dài đến hết tháng 8.Những ông bố tuyệt vời
Ngày 30.12, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế công bố quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm Giám đốc Sở Du lịch và Sở Ngoại vụ. Theo đó, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế điều động bà Trần Thị Hoài Trâm, Bí thư Huyện ủy Nam Đông, đến nhận công tác tại Sở Du lịch và bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Du lịch trong thời hạn 5 năm kể từ ngày 31.12.2024.Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng ký Quyết định số 3435/QĐ-UBND ngày 30.12 về việc điều động ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch, giữ chức vụ Giám đốc Sở Ngoại vụ. Quyết định bổ nhiệm có hiệu lực kể từ ngày 31.12.2024.Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, chúc mừng và đánh giá cao những đóng góp của bà Trần Thị Hoài Trâm và ông Nguyễn Văn Phúc trong thời gian công tác vừa qua.Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế mong muốn trong thời gian tới cả hai tiếp tục phát huy hơn nữa những thế mạnh vốn có, để cùng tập thể Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công. Theo Nghị quyết của Quốc hội, từ ngày 1.1.2025, Huế là thành phố trực thuộc T.Ư, sẽ nhập H.Nam Đông với H.Phú Lộc để thành lập H.Phú Lộc mới. Vì vậy, việc điều động sắp xếp này là thực hiện đề án sắp xếp nhân sự của TP.Huế trực thuộc T.Ư. Riêng kế hoạch tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có phương án sắp xếp các sở, ngành; trong đó Sở Du lịch dự kiến sẽ hợp nhất với Sở VH-TT, tên sở sau sắp xếp dự kiến là Sở VH-TT-DL.
Khách Trung Quốc tiếp tục ở nhà khiến du lịch châu Á vật vã
Ngày 13.1, trao đổi với PV Thanh Niên, UBND xã Quảng Tín (H.Đắk R'lấp, Đắk Nông) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ hai cháu nhỏ tử vong do đuối nước trong lúc đi câu cá.Thông tin ban đầu, hai cháu tử vong là T.V.V (16 tuổi) và T.V.T (12 tuổi) cùng trú tại xã Quảng Tín là hai anh em ruột. Trước đó, ngày 12.1, hai anh em được nghỉ học nên rủ nhau đi câu cá ở khu vực hồ nước tại thôn Tân Lợi, xã Đắk Ru (H.Đắk R'lấp). Chiều cùng ngày, khi gia đình không thấy hai cháu về nhà nên đã trình báo với cơ quan chức năng cùng người dân địa phương nỗ lực tìm kiếm.Đến khoảng 20 giờ cùng ngày (ngày 12.1), gia đình và lực lượng chức năng tìm thấy hai cháu bị đuối nước, tử vong ở khu vực hồ nước nói trên.Theo UBND xã Quảng Tín, gia đình hai cháu thuộc diện khó khăn, vừa thoát nghèo, không có vườn rẫy nên phụ huynh thường xuyên đi làm thuê để mưu sinh. Ngày 13.1, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, chia buồn và đã trao các nhu yếu phẩm cùng hơn 10 triệu đồng hỗ trợ gia đình hai cháu nhỏ.
Tâm điểm của lượt đấu thứ 2 là màn đọ sức giữa đương kim vô địch U.19 Phong Phú Hà Nam và á quân mùa trước Hà Nội. Rất cần chiến thắng để giành lại ngôi đầu bảng, Phong Phú Hà Nam lập tức dâng cao và tấn công. Ngược lại, CLB Hà Nội không ngần ngại đeo bám đối thủ và tung ra đòn phản công. Tuy nhiên, hiệp 1 không chứng kiến bàn thắng nào khi các chân sút 2 bên bỏ lỡ nhiều cơ hội.Bước sang hiệp 2, thế trận cởi mở hơn và điều gì đến đã phải đến. Phút 53, bàn thắng mở tỷ số đến với Phong Phú Hà Nam theo cách bất ngờ. Nhận đường chuyền của đồng đội, Bùi Thị Hồng Nhung tung cú sút xa rất đẹp mắt từ ngoài vòng cấm và không có cơ hội để thủ thành Ngọc Ánh bên phía Hà Nội cản phá. Chỉ 3 phút sau, Minh Ánh có đường chọc khe rất hay cho Lưu Hoàng Vân. Tiền đạo này bình tĩnh vượt qua cả thủ môn đối phương và dứt điểm vào lưới trống nâng tỷ số lên 2-0 cho Phong Phú Hà Nam.Trận đấu tiếp theo của lượt 2 là cuộc đọ sức giữa Thái Nguyên T&T và Zantino Vĩnh Phúc. Bị đánh giá thấp hơn đối thủ, Zantino Vĩnh Phúc quyết định lùi sâu đội hình về phần sân nhà phòng ngự và chờ thời điểm phản công. Họ tạo ra bất ngờ rất lớn khi có được bàn thắng khai thông thế bế tắc. Phút 18, tận dụng sơ hở của hàng thủ Thái Nguyên T&T, Lương Ngọc Anh dứt điểm hiểm hóc giúp Zantino Vĩnh Phúc vươn lên dẫn trước. Không chấp nhận thất bại. HLV Phương Nam yêu cầu học trò tràn lên tấn công. Sở hữu lực lượng đồng đều và có kinh nghiệm, Thái Nguyên T&T sớm có được điều mình cần. Phút 27, Nguyễn Ngô Thảo Nguyên điền tên mình lên bảng tỷ số và gỡ hòa 1-1.Sang đến hiệp 2, áp lực lớn khiến hàng thủ Zantino Vĩnh Phúc không còn đứng vững. Thu Trang là người ghi bàn thắng ấn định tỷ số 2-1 cho Thái Nguyên T&T.Ở trận đấu muộn lúc 17 giờ 30 cùng ngày, đội TP.HCM đã có chiến thắng đầu tiên tại giải khi đánh bại Than KSVN với tỷ số đậm 5-0, qua đó giành 3 điểm trọn vẹn. Trong số 5 bàn thắng của đội TP.HCM, có 1 bàn của Nguyễn Huỳnh Như ở phút 91. Cô gái có tên giống đàn chị của đội lớn TP.HCM được kỳ vọng sẽ là tuyển thủ Việt Nam tương lai.
Bambo FC đăng quang giải bóng đá thành phố mới Bình Dương - Cúp Becamex IDC
Kiến nghị về dạy thêm, học thêm nêu tại báo cáo công tác dân nguyện tháng 2 của Quốc hội được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp 43 sáng nay 10.3.Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện - Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri, nhân dân tin tưởng và kỳ vọng về chủ trương miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước của Bộ Chính trị.Tuy nhiên, cử tri, nhân dân tiếp tục lo lắng về việc thực hiện quy định dạy thêm, học thêm. Cùng đó là những lo lắng về một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu công việc khi ra trường. Một số giảng viên giảng dạy không đủ giờ, tác phong, giảng dạy còn chưa nghiêm túc, cần được các cơ quan chức năng có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.Tại kiến nghị, báo cáo của Ủy ban Dân nguyện - Giám sát Quốc hội đề nghị Bộ GD-ĐT kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm để điều chỉnh nếu chưa phù hợp.Nêu ý kiến về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho biết, từ báo cáo dân nguyện kỳ trước, rất nhiều nội dung đã được các cơ quan triển khai và thực hiện có hiệu quả, như nội dung liên quan đến việc học thêm, dạy thêm. Bà Hải nhìn nhận, sự vào cuộc nhanh chóng quyết liệt, mạnh mẽ của Bộ GD-ĐT, cũng như các địa phương cho thấy, sự ảnh hưởng của báo cáo công tác dân nguyên, cũng như ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội "hợp tình, hợp lý, được người dân quan tâm".Bà Hải cũng cho biết, liên quan đến quy định dạy thêm, học thêm cũng có lo lắng việc không được học thì có ảnh hưởng gì đến chất lượng thi cử không? "Tôi thấy rằng, chính việc dạy thêm, học thêm đã có những biện pháp, quy định thì đã trả lại giá trị đích thực cho việc truyền thụ, giảng dạy kiến thức chính khóa trên lớp", bà Hải nói và phân tích, trách nhiệm của các thầy cô giáo là giảng dạy sao cho đại bộ phận học sinh phải đạt được kết quả trong các kỳ thi, đạt kết quả khá trở lên. Tất nhiên, học sinh giỏi, hay những học sinh năng lực yếu thì có thể học thêm bồi dưỡng theo quy định.Theo đó, thầy cô không thể ra đề quá khó, quá đánh đố để học sinh phải đi học thêm thì mới có thể làm được. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT đã thấy những điểm bất hợp lý trong việc xét tuyển sớm với học sinh vào đại học vì tạo sự bất công bằng trong tuyển sinh, nên đã chỉ đạo quyết liệt và việc xét tuyển sớm vào đại học đã giảm mạnh."Xét tuyển sớm cũng là một điều kiện có thể tạo nên việc trục lợi từ việc dạy thêm, học thêm. Ví dụ thầy cô giáo trực tiếp dạy học sinh lại cho điểm học sinh mình và điểm học bạ, đấy là điều kiện để xét tuyển vào đại học, như thế không khác gì là chỉ định thầu", bà Hải nêu quan điểm.Trước đó, ngày 30.12.2024, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm với nhiều quy định mới, có hiệu lực từ 14.2 vừa qua. Theo đó, Bộ GD-ĐT quy định giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học. Cùng đó, không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.Bộ GD-ĐT cũng quy định không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu thực hiện chương trình chính khóa; không dạy thêm trước các nội dung so với phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường. Quy định mới cũng cho phép giáo viên có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường, song không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường.Tuy nhiên, việc thực hiện Thông tư 29 được cho là vẫn còn nhiều bất cập.